Bánh Wagashi được mệnh danh là những tác phẩm nghệ thuật có thể ăn được của nước Nhật. Ảnh: Timeout.com
Ẩm thực ở một nước luôn là một sự phản ánh tuyệt vời về lối sống và các nguyên liệu sẵn có tại quốc gia đó. Wagashi là món bánh ngọt truyền thống của Nhật Bản thưởng thức cùng trà xanh. Chúng thường được làm bằng bột đậu đỏ và trái cây. Wagashi có nhiều màu sắc, hình dạng, kết cấu và thành phần. Một số loại bánh chỉ có theo mùa hoặc ở các vùng nhất định của Nhật Bản.
Xem thêm bài viết cách phân biệt Sushi Nhật Bản các bạn nhé.
Xem thêm bài viết cách phân biệt Sushi Nhật Bản các bạn nhé.
Wagashi xuất hiện ở Nhật từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và được dùng làm món để lễ tế trời đất và các thần. Nghệ thuật làm bánh Wagashi lên đến đỉnh cao về nghệ thuật trong thời Edo (thế kỷ 17-18). Ngày nay, nghề làm Wagashi trở nên phổ biến khắp xứ sở hoa anh đào. Hương vị của bánh Wagashi ở những vùng khác nhau có hương vị khác nhau.
Ngoài việc làm món tráng miệng hoặc dùng trong buổi trà đạo, mọi người thường mua bánh Wagashi về làm quà khi đi công tác hoặc đi nghỉ. Chúng là một món quà tuyệt vời vào các dịp lễ hội, đồng thời cũng có thể là một món quà tặng cho khách để thể hiện lòng hiếu khách thực sự. Một số chủ nhà nghỉ, khách sản ở Nhật Bản chào đón khách bằng việc mời khách ăn bánh Wagashi ngay khi khách tới.
Để làm món bánh ngọt tinh tế này người ta phải bắt đầu từ việc học trộn bột. Bột để làm bánh được chế biến từ bột gạo tẻ, bột gạo nếp, bột mì, đường và nước. Đầu tiên người ta hấp bột sau đó tiến hành nhào trộn. Tiếp đến là công đoạn cho màu thực phẩm vào. Wagashi được tạo ra bằng cách lăn bột, tạo hình, và sau đó hoàn thiện bằng một hỗn hợp bột ngọt.
Xem thêm bài viết gạo Nhật làm Sushi nữa các bạn nhé.
Xem thêm bài viết gạo Nhật làm Sushi nữa các bạn nhé.
Màu sắc đóng một vai trò quan trọng trong việc làm bánh Wagashi vì màu sắc của các loại bánh sẽ tùy theo từng mùa trong năm. Người Nhật tin vào khía cạnh nghệ thuật của màu sắc đặc trưng bốn mùa. Màu sắc sẽ bao gồm từ những gam màu nhạt làm nổi bật sắc màu của mùa xuân, cho đến màu hồng đậm tượng trưng cho mùa thu.
Học làm bánh là học văn hóa
Henry Sison, một người viết blog chuyên về ẩm thực người Philippines, đã rất vui mừng khi có cơ hội được đến nước Nhật, nơi cả lịch sử và truyền thống đều bắt nguồn từ những sáng tạo ẩm thực. Một người bạn tốt của anh là Siti Okawa đã giúp anh đi tìm một trường dạy nấu ăn có dạy cách làm đồ ngọt theo cách truyền thống của Nhật Bản. Siti cũng giúp anh vượt qua trở ngại của việc phải học bằng tiếng Nhật.
Hai người may mắn tìm được trường dạy làm bánh Wisteria Dorada Instituto Culture de Wagashi. Các giáo viên gồm vợ chồng Yasu và Junko Ando, Yuka Kanaura, đã chào đón hai người một loạt các loại bánh ngọt Nhật Bản, cùng với trà đạo truyền thống. Sau buổi trà đạo, Junko đã nói sơ lược cho về lịch sử các món tráng miệng của Nhật Bản.
Khi Henry tham gia lớp học, lúc đó đang là mùa hoa đào nở. Vì vậy, cả lớp đã học cách tạo ra một loại bột màu hồng nhạt tượng trưng cho màu của hoa anh đào. Càng tìm hiểu về các công đoạn phức tạp của việc làm Wagashi, anh Henry càng đánh giá cao nét đẹp của chiếc bánh và văn hóa Nhật Bản. Mỗi loại bánh ngọt đều được chuẩn bị tỉ mỉ với sự quan sát sắc sảo về phương pháp và tính kỷ luật đến khắc khổ.
Muôn vẻ bánh Wagashi
Sau hàng ngàn năm gìn giữ và phát triển, nghệ thuật làm bánh Wagashi đã làm mê hoặc thực khách với hàng ngàn biến tấu và phong cách làm bánh khác nhau. Bánh Wagashi cũng chia ra làm rất nhiều loại hình. Trong đó, nổi tiếng nhất có thể kể đến bánh nếp dẻo Namagashi chuyên để đem biếu tặng, bánh bông lan Ukishima đặc biệt vì được hấp chín thay vì nướng, bánh in khô Higashi, bánh Manju làm bằng bột củ từ với những hình dạng ngộ nghĩnh. Nhưng nổi tiếng nhất và cũng là đẹp mắt nhất là bánh Yokan làm từ bột kanten, một loại bột rau câu truyền thống của nước Nhật.
Mỗi một chiếc bánh Yokan bao gồm phần đế trang trí như những bức tranh hoặc bức điêu khắc tuyệt đẹp, được bảo vệ trong lớp rau câu kanten trong suốt phía trên. Chúng đẹp và trang nhã đến nỗi thực khách không nỡ ăn.
Nhiều loại bánh Wagashi làm bằng bột mì, và bánh Wagashi cứng được làm theo phương pháp ép khuôn gỗ. Thông thường, các khuôn gỗ này được những người thợ lành nghề tạo ra từ những thớ gỗ anh đào được chạm khắc thủ công. Để có được một chiếc khuôn gỗ ưng ý, thợ làm bánh thường phải chờ hai năm mới được giao sản phẩm đến tay. Nguyên nhân là vì nghề làm khuôn thủ công ở Nhật đã bị mai một vì sự cạnh tranh gay gắt của khuôn đúc silicon giá rẻ.
Ngày nay, những nghệ nhân làm Wagashi truyền thống vẫn cố gắng lưu giữ những bản sắc độc đáo thời xưa. Mặc khác, nghề làm Wagashi cũng được nhiều thợ bánh trẻ tuổi biến tấu cho phù hợp với cuộc sống hiện đại và việc sản xuất hàng loạt trên dây chuyền công nghiệp.
Điều gây ấn tượng nhất với nhiều du khách như anh Henry khi tìm hiểu văn hóa đằng sau bánh Wagashi là nghệ thuật kết hợp vẻ đẹp như làm đồ mỹ nghệ với hương vị của món ngon khó quên. Đó là một phần của truyền thống trí tuệ chia sẻ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo – một bài học mà người khách du lịch có thể học hỏi từ người Nhật. Duy trì những cách làm truyền thống để tạo ra các món đặc sản địa phương là rất quan trọng trong việc khẳng định bản sắc của mỗi một cá nhân cũng như một quốc gia. Chúng ta cũng nên học theo người Nhật, không nên lơ là trong việc bảo tồn văn hóa vì sự tiện lợi hiện đại của cuộc sống hiện tại.
Nguồn: (vtimes.com.au)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét